17/3/17

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt hơn?

Bệnh ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì? Để đảm bảo dinh dưỡng cho người bị ung thư, nên chọn thực phẩm giàu protein, giàu calo để chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Các thực phẩm đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng như trên thường là các loại thịt, cá, trứng, đậu… Các loại thức ăn nhẹ như sữa, pho mát, socola cũng dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên được bổ sung đủ nước.

Bệnh ung thư nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt hơn

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cần lưu ý:


1. Chia nhỏ bữa ăn


Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày sẽ tốt hơn là cố gắng ăn nhiều trong một bữa. Thức ăn nên tập trung vào những loại thực phẩm giàu Protein, chất béo, những món người bệnh ưa thích để kích thích vị giác.

2. Không quá nhạy cảm khi người bệnh chê đồ ăn


Thay vì buồn, giận khi người bệnh chê đồ ăn, hãy nhớ khen ngợi mỗi khi họ ăn được một chút. Đừng nấu nướng quá cầu kỳ, nên chọn những món đơn giản, dễ làm nhưng đủ chất.


3. Không quá kén chọn thực phẩm


Ăn uống quá lành mạnh không quan trọng bằng giữ cân nặng trong thời gian chữa trị. Liệu pháp điều trị có thể tạm thời thay đổi vị giác, khiến vài người cảm thấy các món yêu thích trước kia không thể ăn nổi và  họ tìm đến các món mặn, chua như muối, giấm hoặc các món đơn giản như đậu, pho mát, bánh, sữa chua… Không nên cấm đoán, hãy để cho họ ăn để đảm bảo sức khỏe.

4. Cố gắng giữ thói quen ăn uống


Dù khó khăn trong chuyện ăn uống, người bệnh vẫn nên cố gắng giữ thói quen cũng như duy trì giờ giấc ăn uống dù bữa ăn có thể chỉ là ít hạt đậu hoặc vài cái bánh. Đồ uống có gas có thể tạm thời giảm buồn nôn, nhưng đừng quá lạm dụng vì nó không tốt cho sức khỏe.

Bệnh ung thư nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt hơn

5. Các bổ sung khác


Nếu người bệnh cho rằng thịt đỏ có vị như vị sắt, bạn nên chọn thịt trắng như thịt gà, cá. Khi nấu thịt nên cho các loại sốt, gia vị ngọt hơn bình thường và nên ăn bằng đồ nhựa để giảm vị kim loại trong miệng.

Ở một vài bệnh nhân, món nhạt lại dễ ăn hơn. Để đáp ứng yêu cầu này, bạn có thể làm khoai tây nghiền, mì nấu ít gia vị.

6. Không dùng thực phẩm chức năng ngoài chỉ định của bác sĩ


Các loại thuốc cung cấp vitamin liều cao có thể gây giảm tác dụng hóa trị. Bệnh nhân có thể cần bổ sung vitamin như chất sắt, nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.


7. Sữa là món dễ ăn nhất


Đây là loại thực phẩm khá an toàn, nhiều dinh dưỡng, calo và dễ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó nhai, do đó các món uống chế biến từ sữa thuận tiện hơn.
Bài đăng Cũ hơn
«
Bài đăng Mới hơn
»

Không có nhận xét nào: